Đang xử lý

Văn Biển

( 0 )

Văn Biển tên thật là Phạm Văn Biển, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1930 tại Đức Tân, Mộ Đức, Quảng Ngãi và hiện đang sống tại Nha Trang. Văn Biển được biết đến trong vai trò của một nhà văn, nhà thơ và cả nhà viết kịch. Và trong lĩnh vực nào, ông cũng đã gặt hái được những thành công nhất định.

Về mảng văn học thiếu nhi, có thể kể một số tác phẩm tiêu biểu của Văn Biển như: Chú bé vô hình – truyện dài; Hoa nào đẹp nhất – kịch thơ; Mười ngày làm khách – truyện dài; Hai anh em thỏ trắng giống nhau; Con cá trên sân thượng; Một chuyến vượt thác – kịch, Chú bé và con ngựa gỗ, Lời đáng yêu nhất, Bé Tuyết, Nhật ký rễ con, Dòng máu bất khuất… trong đó có rất nhiều truyện được dựng thành phim hoạt hình.

Ông đã được trao giải thưởng đặc biệt của Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Kim Đồng năm 1968 với tác phẩm Cô bê 20, giải nhì do Nhà xuất bản Kim Đồng trao năm 1972 với tác phẩm Mười ngày làm khách.

Bên cạnh mảng truyện thiếu nhi hồn nhiên, trong sáng và nhẹ nhàng, hay cả ngàn bài thơ tình lãng mạn (đã và chưa công bố), Văn Biển cũng có những tác phẩm sân khấu rất đỗi… đời.

Kịch bản sân khấu đầu tay khá thành công của Văn Biển là Đêm Stockholm được phát trên đài Tiếng nói Việt Nam năm 1969 và được nhà xuất bản Văn nghệ Giải phóng in năm 1975. Sau đó những vở: Trăn trở, Bất hạnh, Chuyện cổ Bát Tràng, Que diêm thứ 8, Chiếc gương chàng ngốc... của ông nối tiếp ra đời và đã được trình diễn ở một số nơi như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Qui Nhơn…

Xem hay đọc kịch bản của Văn Biển, người ta sẽ thấy ở trong đó là lòng nhân hậu, nhẹ nhàng mà thâm thúy, hóm hỉnh mà đau để rồi phải suy ngẫm.

Tác phẩm chính

Truyện ngắn

  • Cô bê 20 xuất bản 1968
  • Mười ngày làm khách xuất bản 1972
  • Chú bé vô hình 
  • Từ không đến có xuất bản 2001
  • Tập truyện ngắn Chú khỉ cộc đuôi xuất bản 2009
  • Tuổi thơ muôn màu xuất bản 2011
  • Hiệp sĩ vô hình xuất bản 2011

Kịch

  • Trăn trở (Nhà hát kịch trung ương)
  • Chuyện cổ Bát Tràng
  • Đêm Stockholm (Phát trên đài Tiếng nói Việt Nam, 1963)
  • Bất hạnh
  • Que diêm thứ 8 (kịch bản sân khấu, sau được chuyển thể thành phim truyền hình nhiều tập)
  • Chiếc gương chàng ngốc (VTV3 đã dựng và phát sống)
  • Tình muộn (kịch bản phim truyền hình nhiều tập)

Góc đối thoại

Chưa có nhận xét

Thảo luận