Đang xử lý

Natsume Soseki

( 0 )

Natsume Soseki (1867-1916) sinh ngày 9.2.1867 là một nhà văn lớn vào cuối thời Minh Trị Duy Tân, được xem là “một trong ba cột trụ của văn học hiện đại Nhật Bản” bên cạnh Mori Ogai (1862-1922) và Akutagawa Ryunosuke (1892-1927). Ông nổi tiếng vì thuộc thế hệ những trí thức tinh hoa theo khuynh hướng sáng tạo văn hóa từ cuộc đối đầu phương Đông và phương Tây thời kỳ Minh Trị. Ông là một trong những chủ soái của trường phái văn chương tâm lý cao sang, bút chiến với chủ nghĩa tự nhiên trên văn đàn Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XX.

Chân dung của ông được Nhà nước Nhật chọn in trên tờ bạc 1000 Yen, được phát hành liên tục từ năm 1984 đến 2004. Ngôi nhà ông ở trọ khi du học ở Luân Đôn trong những năm đầu thế kỷ hai mươi, từ lâu đã thành nhà lưu niệm Soseki ở ngay thủ đô nước Anh, mở cửa cho du khách vào thăm viếng.

Ông được chính phủ Nhật thời Minh-trị gởi sang Anh học với mục đích trở thành “học giả Nhật đầu tiên của nước Nhật về văn học nước Anh”, và quả thật, sau khi về nước, ông giảng dạy và nghiên cứu về văn học Anh ở ngôi trường cũ của mình, danh giá bậc nhất đất nước, là Đông Kinh Đế quốc Đại học, nhưng chỉ vài năm sau ông lại từ chức để dành thời gian và tâm lực cho việc sáng tác. Và ông đã miệt mài làm việc cho tới khi chết vì bệnh loét dạ dày, để lại một di sản đồ sộ và đa dạng gồm hàng chục tiểu thuyết, hàng trăm bài thơ haiku, truyện ngắn, tiểu luận văn học…

Các chủ đề thường thấy trong các tác phẩm của Soseki là những nỗi đau khổ nội tâm và sự cô đơn, cách ly của giới trí thức trong bối cảnh xã hội hiện đại hóa (vào thời buổi đó, là đồng nghĩa với Tây phương hóa) quá nhanh, gây ra những đụng độ khó tránh khỏi giữa văn hóa truyền thống và văn hóa du nhập, là sự xung đột giữa nghĩa vụ và dục vọng, là sự đối mặt giữa lòng trung thành với tập thể và tâm thức tự do của cá nhân. Và thông qua các chủ đề này, Soseki biểu lộ thái độ khinh bỉ đối với lối bắt chước “giống như khỉ” văn hóa phương Tây và cái nhìn bi quan về bản chất con người.

Tác phẩm tiêu biểu

  • Tôi là con mèo (Wagahai wa neko de aru, 1905-1906) (Đã xuất bản tại Việt Nam)
  • Cuộc nổi loạn ngoạn mục (Botchan, 1906) (Đã xuất bản tại Việt Nam)
  • Gối đầu lên cỏ (Kusamakura, 1906) (Đã xuất bản tại Việt Nam)
  • Mười đêm mộng (Yume Jūya, 1908)(Đã xuất bản tại Việt Nam)
  • Cỏ ngu mỹ nhân (Gubujinsō, 1908) 
  • Tam Tứ Lang (Sanshirō, 1908)
  • Cánh cửa (Mon, 1910), 
  • Người đi đường (Kōjin, 1912-1913), 
  • Nỗi lòng (Kokoro, 1914), (Đã xuất bản tại Việt Nam)
  • Cỏ ven đường (Michikusa, 1915) 
  • Sáng tối (Meian)
Tủ Sách Tinh Hoa Văn Học - Nỗi Lòng

Tủ Sách Tinh Hoa Văn Học - Nỗi Lòng

( 0 )
40.000 đ
Tiên Sinh mồ côi cha mẹ, bị người chú ruột lừa chiếm phần lớn gia sản. Tiên Sinh đã buồn bã chuyển đến Tokyo sau khi thuyết phục được người bạn thân của mình - K. - đi cùng. Mất niềm tin ở người đời, Tiên Sinh thu mình lại trong cái vỏ cô đơn cho...
Tủ Sách Tinh Hoa Văn Học - Gối Đầu Lên Cỏ

Tủ Sách Tinh Hoa Văn Học - Gối Đầu Lên Cỏ

( 1 )
25.000 đ
Tiểu thuyết Gối đầu lên cỏ là câu chuyện về một chàng họa sĩ từ kinh đô Tokyo với mong muốn tìm nguồn cảm hứng mới làm bước đột phá trong tranh của mình ở những miền đất mới, đã quyết định khăn gói lên một vùng núi hoang dã và...
-100%Ngày 210

Ngày 210

( 1 )
20.000 đ - 0 đ
Ngày 210 (Nihyaku Toka) là một tiểu thuyết ngắn độc đáo của văn hào Natsume Soseki (1867 – 1916), ra mắt ở Nhật Bản vào năm 1906. Tiểu thuyết thể nghiệm một lối kể chuyện qua hình thức đối đáp kéo dài giữa hai chàng thanh niên khác nhau về tính...
Cuộc Nổi Loạn Ngoạn Mục

Cuộc Nổi Loạn Ngoạn Mục

( 0 )
20.000 đ
Cuộc Nổi Loạn Ngoạn Mục là câu chuyện hài hước về cuộc nổi loạn của một giáo viên trẻ chống lại hệ thống nội quy lạc hậu, bất công cũng như thói khoa trương sáo rỗng của những người đứng đầu một trường trung học vùng nông thôn. Chuyện xảy ra ở miền...

Góc đối thoại

Chưa có nhận xét

Thảo luận