Đang xử lý

Thích Nhất Hạnh

( 0 )

Thích Nhất Hạnh là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình. Ông sinh ra ở Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam, vào ngày 11 tháng 10 năm 1926, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Pháp hiệu "Thích" được ông sử dụng theo dòng tu Thích Ca. Ông là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lai Lạt-ma. Ông là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" (engaged Buddhism) trong cuốn sách Vietnam: Lotus in a Sea of Fire của ông.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được sinh ra với tên húy là Nguyễn Xuân Bảo ở Thừa Thiên (miền trung Việt Nam) vào năm 1926. Vào năm 16 tuổi ông xuất gia ở chùa Từ Hiếu gần Huế, nơi ông thọ giáo với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật. Tốt nghiệp Viện Phật học Bảo Quốc ở miền Trung Việt Nam, Thích Nhất Hạnh tu học thiền theo trường phái Đại thừa của Phật giáo và chính thức trở thành một nhà sư vào năm 1949. Thích Nhất Hạnh bây giờ được công nhận là một thiền sư và là lãnh đạo tinh thần của chùa Từ Hiếu và các tu viện liên quan khác. Ông là tổ sư của nhánh Từ Hiếu đời thứ 8 của dòng Liễu Quán trong đời thứ 42 của phái thiền Lâm Tế Dhyana (Lin Chi Chan 臨濟禪, hay Rinzai Zen trong tiếng Nhật). Vào ngày 1 tháng 5 năm 1966 tại chùa Từ Hiếu, Thiền sư Chân Thật trao ấn khả cho Thích Nhất Hạnh để từ đây ông trở thành một thiền sư (thầy dạy về thiền). Thích Nhất Hạnh đã phối hợp kiến thức của ông về nhiều trường phái thiền khác nhau cùng với các phương pháp từ truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, những nhận thức sâu sắc từ truyền thống Phật Giáo Đại thừa, và vài phát kiến của ngành tâm lý học đương đại phương Tây để tạo thành cách tiếp cận hiện đại của ông đối với thiền. Thích Nhất Hạnh đã trở thành một người có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của Phật giáo phương Tây.

Vào năm 1956 ông là Tổng biên tập của Phật giáo Việt Nam, tờ báo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Vào thập niên 1960, ông thành lập Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội (School of Youth for Social Services - SYSS) ở Sài Gòn, một tổ chức từ thiện xây dựng lại các làng bị bỏ bom, xây dựng trường học và các trạm xá, và giúp các gia đình bị trở thành vô gia cư trong Chiến tranh Việt Nam. Ông cũng là một trong những người thành lập Viện Đại học Vạn Hạnh và Nhà xuất bản Lá Bối. Viện Đại học Vạn Hạnh trở thành một viện đại học tư thục danh tiếng tập trung các nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Nhất Hạnh dạy giáo lý Phật giáo và Bát-nhã-ba-la-mật-đa (Prajnaparamita). Trong một buổi gặp mặt vào tháng 4 năm 1965, đoàn sinh viên Vạn Hạnh đưa ra thông điệp "lời kêu gọi vì hoà bình". Nội dung chính của lời kêu gọi là "đã đến lúc hai miền Bắc-Nam của Việt Nam họp lại để tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh và đem lại cho mọi người Việt Nam cuộc sống hoà bình với lòng tôn trọng lẫn nhau".

Ông đã đến Hoa Kỳ nhiều lần để nghiên cứu và diễn thuyết tại Viện Đại học Princeton và Viện Đại học Cornell, và sau này giảng dạy tại Viện Đại học Columbia. Mặc dù vậy, mục đích chính cho các chuyến đi ra nước ngoài (Mỹ và Âu Châu) của ông trong thời gian này vẫn là để vận động cho hòa bình. Ông kêu gọi Martin Luther King, Jr. công khai chống lại Chiến tranh Việt Nam, và thuyết giảng với nhiều người và nhiều nhóm về hòa bình. Vào năm 1967, King đề cử ông cho Giải Nobel Hòa bình. Nhất Hạnh dẫn đầu phái đoàn Phật giáo đến Đàm phán hòa bình Paris. Là một trong những người thầy về Phật giáo ở phương Tây, những lời dạy và các phương pháp thực hành của Thích Nhất Hạnh thu hút nhiều người đến từ các quan điểm về tôn giáo, tâm linh và chính trị khác nhau. Ông đưa ra cách thực hành "chánh niệm" (sự lưu tâm đúng đắn - Pali: Sati; Sanskrit:smṛti स्मृति; tiếng Anh: mindfulness), thường được điều chỉnh cho phù hợp với tri giác phương Tây.

Năm 1966, ông lập ra Dòng tu Tiếp Hiện ("Tiếp" có nghĩa tiếp xúc, tiếp nhận, "Hiện'" có nghĩa thực hiện; tên tiếng Anh là The Order of Interbeing, tiếng Pháp là L’ordre de l’interêtre), và thiết lập các trung tâm thực hành và các thiền viện khắp trên thế giới. Nơi cư ngụ của ông là Tu viện Làng Mai ở vùng Dordogne thuộc miền Nam nước Pháp. Ông du hành khắp thế giới thuyết giảng và tổ chức các khóa tu thiền. Sau nhiều năm không được phép quay về Việt Nam, ông được về lần đầu tiên vào năm 2005. Nhất Hạnh vẫn tiếp tục các hoạt động vận động vì hòa bình. Ông đã tổ chức các khóa tu thiền cho người Israel và người Palestine, khuyến khích họ lắng nghe và học hỏi lẫn nhau; thuyết giảng kêu gọi các nước đang tham chiến hãy đình chiến và đi tìm các giải pháp bất bạo động cho các mâu thuẫn của họ; và tổ chức diễu hành hòa bình ở Los Angeles vào năm 2005 được tham dự bởi hàng ngàn người.

Từ 12 tháng 1 đến 11 tháng 4 năm 2005, Thích Nhất Hạnh quay về Việt Nam sau một loạt các thương lượng cho phép ông thuyết giảng, một số sách của ông được xuất bản bằng tiếng Việt, và cho phép 100 tăng ni và 90 thành viên khác của dòng tu theo ông đi khắp đất nước, bao gồm cả chuyến quay về ngôi chùa ông xuất gia, chùa Từ Hiếu ở Huế.

Năm 2007, ông lại cùng phái đoàn Phật giáo quốc tế thuộc tăng thân Làng Mai trở về Việt Nam với lịch trình từ ngày 20 tháng 2 (mùng 4 Tết) đến ngày 9 tháng 5, mục đích tổ chức các khóa tu, buổi pháp thoại, gặp gỡ các tăng ni phật tử ba miền. Đầu năm 2007, với sự đồng ý của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ông tổ chức ba trai đàn chẩn tế lớn tại ba miền Việt Nam gọi là "Đại trai đàn Chẩn tế Giải oan" cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai đã từng gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của cuộc chiến tranh, dù đã qua đời hay còn tại thế, không phân biệt tôn giáo, chính trị, chủng tộc.

Thơ

  • Tiếng địch chiều thu, Long Giang, Sài Gòn, 1949.
  • Ánh xuân vàng (bút danh: Hoàng Hoa), Long Giang, Sài Gòn, 1950.
  • Thơ ngụ ngôn (bút danh: Hoàng Hoa), Đuốc Tuệ, Hà Nội, 1950.
  • Chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện, Lá Bối, Sài Gòn, 1965.
  • Tiếng đập cánh loài chim lớn, Lá Bối, Sài Gòn, 1967.
  • Vietnam Poems, Unicorn Press, Santa Barbara (Hoa Kỳ), 1967.
  • The Cry of Vietnam, Unicorn Press, Santa Barbara (Hoa Kỳ), 1968.
  • De Schreeuwvan Vietnam, Uitgeverij Ten Have, Baarn, Hollande, 1970.
  • Zen Poems, Unicorn Press, Greensboro (Hoa Kỳ), 1976.

Ngoài ra còn có nhiều tập thơ chép tay đã mất hoặc chưa xuất bản cùng nhiều tác phẩm khác đăng rải rác trên các báo, tạp chí.

Truyện

  • Tình người (tập truyện; bút danh: Tâm Quán), 1951; Lá Bối 1973
  • Nẻo về của ý (bút ký), Lá Bối 1967; An Tiêm 1972
  • Am mây ngủ (truyện ngoại sử), Lá Bối.
  • Bưởi (tập truyện ngắn), Lá Bối.
  • Tố (tập truyện), Lá Bối.
  • Văn Lang dị sử (truyện cổ tích, bút danh Nguyễn Lang), Lá Bối; An Tiêm 1975
  • Đường xưa mây trắng, Lá Bối; NXB Văn hóa Sài Gòn, 2007.
  • Truyện Kiều dịch ra văn xuôi, NXB Văn hóa Sài Gòn

Khảo luận

  • Đông phương luận lý học, Hương Quê 1950
  • Vấn đề nhận thức trong Duy Thức học, Lá Bối 1969
  • Tương lai văn hóa Việt Nam, Lá Bối.
  • Tương lai Thiền học Việt Nam, Lá Bối.
  • Việt Nam Phật giáo sử luận (bút danh Nguyễn Lang), 3 tập, tập 1: Lá Bối 1974, 2 tập sau xb ở nước ngoài sau 1975
  • Thả một bè lau, Nxb Văn Hóa Sài Gòn 2008.
  • Gia đình tin Phật, Đuốc Tuệ 1952
  • Bông hồng cài áo, viết vào mùa Vu lan 1962; Lá Bối xuất bản lần 2, 1965
  • Đạo Phật đi vào cuộc đời, Lá Bối 1964
  • Đạo Phật ngày nay, Lá Bối 1965
  • Nói với tuổi hai mươi, Lá Bối 1966, 1972
  • Phật giáo Việt nam và hướng đi nhân bản đích thực (bút danh Trần Thạc Đức), Lá Bối 1967
  • Đạo Phật hiện đại hóa, Lá Bối 1965, 1968
  • Đạo Phật ngày mai, Lá Bối 1970
  • Nẻo vào thiền học, Lá Bối 1971
  • Đạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày, Viện Hóa Đạo xuất bản 1973
  • Tuổi trẻ tình yêu lý tưởng, Lá Bối
  • Kiều và văn nghệ đứt ruột, Lá Bối, USA, 1994
  • The Miracle of Mindfulness: A Manual on Meditation, Beacon Press, 1999
  • Phép lạ của sự tỉnh thức, Nxb Tôn giáo
  • Đi như một dòng sông
  • An lạc từng bước chân
  • Trái tim của Bụt, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2006
  • Hạnh phúc: mộng và thực, Nxb Văn Hóa Sài Gòn, 2009
  • Kim Cương: Gươm báu cắt đứt phiền não, Nxb Văn Hóa Sài Gòn, 2009.
  • Giận, Nxb Thanh Niên, 2009.
Thơ Từng Ôm Và Mặt Trời Từng Hạt

Thơ Từng Ôm Và Mặt Trời Từng Hạt

( 0 )
20.000 đ
Nhiều thiền sư cũng làm thơ viết văn nhưng ít thấy ai diễn đạt được tình thương một cách tha thiết và sâu đậm như Thầy Nhất Hạnh. Thơ của Thầy thâm sâu, uyên áo, nói được những gì mà ngôn ngữ khó diễn tả hết được. Ý thơ rõ...
Thơ Học Trò

Thơ Học Trò

( 0 )
10.000 đ
Nhiều thiền sư cũng làm thơ viết văn nhưng ít thấy ai diễn đạt được tình thương một cách tha thiết và sâu đậm như Thầy Nhất Hạnh. Thơ của Thầy thâm sâu, uyên áo, nói được những gì mà ngôn ngữ khó diễn tả hết được. Ý thơ rõ...
Mẹ Biểu Hiện Của Tình Thương

Mẹ Biểu Hiện Của Tình Thương

( 0 )
20.000 đ
Ai ở trên đời này mà không từng bị oan ức? Nhưng bị oan ức mà cứ để hận thù chế ngự thì nỗi đau biết đến ngày nào vơi? Bị oan ức nhưng làm thế nào để cởi mở, làm thế nào để giải oan? Ở đời, vì khổ đau người ta chỉ muốn nuôi...
Giọt Nước Cành Dương

Giọt Nước Cành Dương

( 0 )
25.000 đ
Vẫn với văn phong giản dị, Giọt Nước Cành Dương mang đến cho người đọc 15 mẩu chuyện đời thường nhưng mang đậm triết lý Phật giáo. Từ những câu chuyện xoay quanh đời sống tu hành của nhân vật Tôi cho đến những câu chuyện cổ tích và đời thường giản dị dễ...
Hơi Thở Nuôi Dưỡng Hơi Thở Trị Liệu

Hơi Thở Nuôi Dưỡng Hơi Thở Trị Liệu

( 0 )
55.000 đ
Nguyên tác Anh ngữ của thiền sư Thích Nhất Hạnh, bản dịch của Thích Chân Pháp Niệm, NXB Văn hóa Sài Gòn ấn hành. Đây là tập hợp những bài giảng của thiền sư tại khóa tu 21 ngày được tổ chức lần đầu tại Mỹ, năm 1998. Hầu hết khóa...
Đường Xưa Mây Trắng

Đường Xưa Mây Trắng

( 0 )
90.000 đ
Đường Xưa Mây Trắng là cuốn sách kể chuyện đời đức Phật Thích Ca qua con mắt của chú bé chăn trâu Svasti, sau xuất gia, trở thành một vị đệ tử của Phật. Suốt tác phẩm là một thiên anh hùng ca tỏ bày lòng ngưỡng mộ chân thành trước...
Tri Kỷ Của Bụt

Tri Kỷ Của Bụt

( 0 )
55.000 đ
Chúng ta có phải là tri kỷ của Bụt không? Chúng ta có hiểu được Bụt không? Thật ra người ta đã hiểu lầm Bụt rất nhiều. Không phải chỉ những người ngoài đạo Bụt mà ngay trong chính hàng đệ tử của Bụt cũng hiểu lầm Bụt. Bụt không dạy như...
Kết Một Tràng Hoa (chỉ áp dụng cho HĐH iOS)

Kết Một Tràng Hoa (chỉ áp dụng cho HĐH iOS)

( 2 )
75.000 đ
Kết một tràng hoa là một bản dịch từ kinh Pháp Cú trong tạng Hán của Tôn giả Pháp Cửu, một trong những vị luận sư nổi tiếng của bộ phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ. Trong tác phẩm này, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã chuyển các bài kệ của kinh...
Bước Tới Thảnh Thơi

Bước Tới Thảnh Thơi

( 1 )
35.000 đ
Bước Tới Thảnh Thơi là một cuốn sách được biên soạn trên nền tảng Luật Tiểu (giới luật và uy nghi của Sa di), cũng được xem như bộ sách tiếp nối nguyên bản. Những bài thi kệ mới có tính cách thiết thực hơn, ít trừu tượng hơn, giàu có chất...
Làng Mai Nhìn Núi Thứu

Làng Mai Nhìn Núi Thứu

( 0 )
55.000 đ
Sau khi đọc cuốn Những Con Đường Đưa Về Núi Thứu của thiền sư Thích Nhất Hạnh, độc giả có thể đã đặt ra câu hỏi: Trong những con đường đi về núi Thứu ấy, Làng Mai đã chọn con đường nào? Con đường mà Làng Mai chọn có thể là con đường...
Những Con Đường Đưa Về Núi Thứu

Những Con Đường Đưa Về Núi Thứu

( 0 )
35.000 đ
Có một khu vườn, ở đó luôn có mặt rất nhiều những loài cây, có loài lớn, có loài bé, có loài cao, có toài thấp... Phong phú và đa dạng, chưa bao giờ ngừng khoe sắc. Đó là khu vườn sinh động của Phật giáo. Những Con...
Bây Giờ Mới Thấy

Bây Giờ Mới Thấy

( 1 )
30.000 đ
Bây giờ mới thấy nghĩa là bấy lâu nay chưa từng thấy. Bấy lâu nay có thể mình đã đi tìm nhưng chưa từng thấy. Và có thể là bây giờ mình không đi tìm nữa, cho nên mình mới có cơ hội thấy. Thấy cái gì và mình...
Rong Chơi Trời Phương Ngoại

Rong Chơi Trời Phương Ngoại

( 0 )
25.000 đ
Tập kinh Rong chơi trời phương ngoại gồm 2 phần: phần 1 Kinh văn gồm 36 bài kệ và phần 2 là bình giảng. Nội dung tập kinh xoay quanh việc hướng dẫn độc giả cách làm thế nào để đến cõi Niết bàn, cảm nhận được hạnh phúc từ trong tâm ngay thời điểm hiện...
Đập Vỡ Vỏ Hồ Đào

Đập Vỡ Vỏ Hồ Đào

( 0 )
45.000 đ
Đập vỡ vỏ hồ đào là tập hợp những bài thuyết giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh về sáu phẩm căn bản trong Trung Quán Luận – tác phẩm có mục đích xiển dương Đệ Nhất Nghĩa Đế, tức là sự thật tuyệt đối – của Đức Bồ Tát Long Thọ....
Bàn Tay Cũng Là Hoa

Bàn Tay Cũng Là Hoa

( 0 )
35.000 đ
Bàn tay cũng là hoa là tuyển tập bình thơ dưới cái nhìn nhẹ nhàng của thiền sư hải ngoại Thích Nhất Hạnh. Quyển sách giới thiệu và bình giảng các bài thơ của những nhà thơ tên tuổi nước nhà: Nguyễn Bính, Thế Lữ, Tản Đà,...
Trái Tim Trúc Lâm Đại Sĩ

Trái Tim Trúc Lâm Đại Sĩ

( 0 )
20.000 đ
Trái tim của Trúc Lâm Đại Sĩ chính là con đường dẫn người đọc đến với tâm hồn rộng mở bao la của vị thiền sư đã sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Trúc Lâm Đại Sĩ Trần Nhân Tông. Ông là vua thứ ba của nhà...
Người Vô Sự

Người Vô Sự

( 0 )
70.000 đ
‘Người vô sự’ gồm hai phần: Phần một là những lời dạy của tổ Lâm Tế về thế nào là vô sự. Tổ Lâm Tế là người xuất gia, học tập nhiều về kinh, luật và luận. Cuối cùng, ông quyết định chọn dòng tu thiền để đạt được chứng ngộ...
Con Sư Tử Vàng Của Thầy Pháp Tạng

Con Sư Tử Vàng Của Thầy Pháp Tạng

( 0 )
20.000 đ
“Con sư tử vàng của thầy Pháp Tạng” là cuốn sách mới nhất của thầy Nhất Hạnh. Cuốn sách là lời bình giảng của thiền sư Thích Nhất Hạnh về bài kinh “Con sư tử vàng” của thầy Pháp Tạng, một trong những sư tổ của Hoa Nghiêm Tông...

Góc đối thoại

Chưa có nhận xét

Thảo luận