Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Cuốn tiểu thuyết được tác giả khởi thảo năm 1969, và ngay sau khi trích đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1970 đã “có tiếng vang và được nhiều người khen”. Tác phẩm đã được đánh giá cao “đánh dấu bước tiến mới của Nguyễn Minh Châu trong tiểu thuyết. Ở đây, cảm xúc của ông đã có thể theo kịp suy nghĩ để tạo nên một số hình tượng hấp dẫn về tư tưởng nghệ thuật.” Tác phẩm bao gồm 17 chương, chia ra thành 3 phần: phần 1 là Hành quân, phần 2 là Chiến dịch bao vây, phần 3 là Đất giải phóng.
Tiểu thuyết Dấu chân người lính nhằm ghi lại những khoảnh khắc của cuộc chiến tranh tàn khốc cũng như khắc họa người lính cách mạng với hàng chục nhân vật thuộc các thế hệ khác nhau, đến với quân đội từ những vùng miền, những hoàn cảnh xuất thân khác nhau nhưng họ đều mang những phẩm chất chung là lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm với Tổ quốc, niềm say mê chiến đấu và tâm hồn trong sáng. Đông đúc và sinh động nhất là thế hệ trẻ, thế hệ trưởng thành trong chế độ mới ưu việt. Đọc Dấu chân người lính, chúng ta có thể tìm về những giây phút sinh tử trong chiến tranh, tinh thần trách nhiệm và chiến đấu cao độ và những tình cảm đồng điệu của những trái tim yêu nước.
Với cốt truyện phát triển từ nhiều điểm nhìn, tác giả lần lượt miêu tả những nhân vật như Kinh, Lữ, Nhẫn, Lượng, Khuê, Cận, Nết, Xiêm,…xoay quanh chiến dịch tại mặt trận Khe Sanh. Khuê là một chiến sĩ cần vụ thông minh, khéo léo, nhạy bén, là cấp dưới của chính ủy Kinh, một cán bộ đầy lý tưởng, đầy hoạt bát, đức độ và tình cảm, luôn quan tâm đến cấp dưới của mình. Trong những ngày làm việc chung với chính ủy Kinh đã để lại trong lòng Khuê sự kính phục, yêu mến. Nhẫn là trung đoàn trưởng trung đoàn 5, là một con người thanh lịch nhưng nghiêm khắc, đó là biểu hiện trong tính cách của một cán bộ xuất thân tiểu tư sản đã được rèn luyện một cách khắc khổ. Anh là cấp trên của Lượng, đại đội trưởng đại đội trinh sát. Kinh, Khuê, Nhẫn, Lượng cùng làm việc với nhau, mỗi người mỗi tính nhưng có chung một điểm đó là những con người tràn trề nhiệt huyết, chiến đấu kiên cường và tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp kháng chiến của dân tộc. Trên mỗi bước đường họ đi là biết bao kỉ niệm, bao câu chuyện cảm động về tình người, ở đó không những có tình anh em, tình đồng đội mà còn có cả tình yêu đôi lứa.
Trên đường đi chiến đấu Lữ tình cờ gặp lại cha mình, chính ủy Kinh. Cuộc gặp gỡ trên đường hành quân ấy đã khiến cho Kinh không khỏi xúc động với bao cảm xúc chứa chan. Ông yêu con trai mình hơn ai hết và tin tưởng vào Lữ với tư thế của một người cha và một người đồng đội. Lữ - một chàng thanh niên bản tính nghệ sĩ nhưng đứng trước sự nghiệp kháng chiến vĩ đại ấy đã đốt hết sách vở, xếp bút nghiêng cầm súng ra chiến trường. Ban đầu, Lữ ra đi còn bỡ ngỡ với bao quyến luyến của tuổi trẻ nhưng qua nhiều lần gặp gỡ, chứng kiến những người bạn cùng trang lứa với mình hăng say chiến đấu, dũng cảm hy sinh Lữ đã dần dần trưởng thành. Tâm hồn anh vẫn mãi là tâm hồn của một người nghệ sĩ, thích làm thơ ca, hay đọc tiểu thuyết song anh vẫn ý thức được hoàn cảnh dân tộc lúc này đang cần những người con dũng cảm, hành động mạnh mẽ, lý tưởng vững vàng để chiến đấu. Chính vì thế, Lữ đã biến tinh thần của một con người trí thức lại để trở thành một người lính như thế.
Lượng là lính trinh sát, với dáng vẻ cao lớn, cứng nhắc, vụng về và tính tình nghiêm nghị, công việc của anh là phải đi nhiều nơi tìm hiểu tình hình của địch. Trong những lần làm nhiệm vụ ấy, anh đã nảy sinh tình yêu với Xiêm- một phụ nữ Vân Kiều có chồng lại theo hàng ngũ của địch. Trong con người thật của anh luôn tồn tại một con người giàu tình cảm và một tâm hồn nhạy bén. Thế nhưng vì cuộc kháng chiến còn trường kỳ, và những trăn trở về bổn phận của một người bộ đội, tình yêu ấy chỉ dừng lại ở những dòng kỉ niệm trong hồi ức của Lượng.
Lữ hy sinh trong một lần chiến đấu với địch, trước khi chết anh vẫn giữ trong tay chiếc đài truyền tin như một chiến sĩ thông tin vô tuyến chân chính. Chàng thanh niên ấy hy sinh mang theo mình một tình yêu đang ấp ủ với Hiền. Một giọt nước mắt lăn trên má người cha nhưng đổi lấy đằng sau đó là cả một nỗi đau đớn xé lòng của chính ủy Kinh với đứa con trai của mình. Phía trước vẫn còn là những ngày dài chiến đấu, bỏ qua những tình cảm riêng tư chỉ dám gói gọn trong lòng, ông vẫn phải tiếp tục nhiệm vụ của một thủ trưởng kiên cường, là điểm tựa vững chắc cho những người lính khác. Sự thắng lợi của trung đoàn 5 khi bọn địch đã thất bại tại thung lũng Khe Sanh và hình ảnh của những người lính đang chuẩn bị bước vào những trận đánh mới, củng cố tinh thần để hướng đến những ngày dài trên trận địa.
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook:
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học Việt Nam » Truyện ngắn, tản văn
Nhận định chuyên gia
Nguyễn Tuấn Dũng
Có thể gọi Dấu chân người lính như là một thước phim tái hiện chân thật và sinh động về những con người yêu quê hương đất nước, ra đi chiến đấu vì lợi ích dân tộc, sống với lí tưởng hào hùng. Hơn cả, người lính ấy luôn dũng cảm và mưu trí trong mọi hoàn cảnh trên chiến trường đầy ác liệt. “Khi tiếng súng chiến dịch Khe Sanh bắt đầu thì người chiến sĩ nào cũng vậy, đều hướng tất cả tâm trí của mình vào những trận chiến liên tiếp, vào một cuộc bao vây đầy gian khổ và đầy kiên nhẫn, tất cả mọi nòng sung đều hướng về phía quân Mỹ trước mặt.”
Nhận xét độc giả
Thảo luận